Vai trò giao thông vận tải ảnh hưởng địa điểm sản xuất

Cơ sở hạ tầng luôn cần được đi trước để nền kinh tế thực sự phát triển. Giao thông chính là một trong những nền tảng "huyết mạch" để nền kinh tế tại khu vực, quốc gia đó phát triển tốt. 

Những tác động nếu hạ tầng giao thông yếu kém, dẫn đến nhiều hệ quả. Trì trệ phát triển, tắc nghẽn lưu thông hàng hóa, khu vực ahj tầng kém phát triển, dẫn đến kém thu hút vốn đầu tư. 

Giao thông vận tải có ảnh hưởng quan trọng tới kinh tế của vùng miền, cũng như quốc gia

Hình 1: Giao thông vận tải có ý nghĩa chiến lược cho kinh tế vùng phát triển. 

Xem thêm: Những địa điểm thuê nhà xưởng thuận lợi giao thông tại Đồng Nai.

Thực tế, quá trình giao thông không tác động trực tiếp đến việc sản xuất, nhưng giao thông là nền tảng cho sản xuất kinh tế phát triển. 

Trong những năm vừa qua, hạ tầng giao thông đường bộ phát triển mạnh mẽ, thể hiện qua các số liệu sau: 

  • Mạng lưới đường bộ của Việt Nam có khoảng 270.000 km; trong đó có hơn 900 km đường cao tốc, khoảng 24.600 km quốc lộ.
  • Hạ tầng đường sắt hiện đang khai thác 3.163 km gồm 191 km khổ 1.435 mm, 2.656 km khổ 1.000 mm và 316 km đường lồng.
  • Về kết cấu hạ tầng hàng hải hiện đang khai thác 45 cảng biển; trong đó có 13 cảng dầu khí ngoài khơi, với tổng công suất thiết kế hơn 640 triệu tấn hàng/năm; có 48 tuyến luồng hàng hải vào cảng quốc gia
  • 12 tuyến luồng vào cảng chuyên dùng.

Những ưu điểm khi địa điểm giao thông thuận lợi

Thu hút doanh nghiệp đặt địa điểm kinh doanh sản xuất

Giao thông thuận lợi chính là nền tảng cho DN trong quá trình vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu.

Giao thông thuận tiện là một trong những tiêu chí đầu tiên mà các doanh nghiệp đưa lên hàng đầu khi tiến hành lựa chọn địa điểm. 

Thuận tiện giao thông, mật độ lưu thông trên tuyến đường, thuận tiện cho khách hàng di chuyển, hay cả việc thuận tiện cho người lao động (yếu tố các doanh nghiệp sản xuất sẽ chú ý). 

Dù không đóng góp trực tiếp vào sản xuất hàng hóa, nhưng giao thông vận tải chính là yếu tố quan trọng trong kinh tế

Hình 2: Dù không đóng góp trực tiếp vào sản xuất hàng hóa, nhưng giao thông vận tải có vai trò cực kỳ quan trọng.

Xem thêm: Nhà xưởng cho thuê tại KCN Lộc An Bình Sơn

Thu hút người lao động tập trung về làm việc

Có một sự thật là cơ sở hạ tầng như giao thông, khu dân cư, đều sẽ ảnh hưởng đến thu hút lực lượng lao động.

Lực lượng lao động là một trong trong những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp quyết định nơi đặt khu sản xuất kinh doanh.

Có hệ thống giao thông thuận lợi, thu hút được các ngành nghề dịch vụ hỗ trợ, lưu trú, thương mại quy tụ về.

Thuận lợi cho việc vận chuyển, trung chuyển hàng hóa

Đây là yếu tố quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng. Việc giao thông thuận lợi, chuỗi cung ứng hàng hóa sẽ trối chảy, giúp giảm bớt giá thành cho quá trình vận chuyển.

Lợi thế cạnh tranh trong vận chuyển hàng hóa giúp doanh nghiệp có thêm lựa chọn khi đặt vị trí sản xuất, kho vận. 

Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu vực

Như đã nói, thu hút được người dân tập trung, phát triển nhiều mặt về thương mại và kinh tế.

Khu vực Đồng Nai - điểm đến vàng dành cho các nhà đầu tư tương lai

Dự án Sân bay Quốc tế Long Thành là một dự án mang tầm quốc tế, với tầm nhìn phát triển mở rộng lâu dài, Đặc biệt là phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam. Sân bay hiện tại là dự án được ủy ban tỉnh Đồng Nai dồn sức đẩy nhanh hoàn thành tiến độ. 

Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, việc dự án phát triển theo đúng định hướng, sẽ giúp Đồng Nai đi trước, đón đầu làn sóng đầu tư trong tương lai không xa.

Nếu Tp. HCM có thuận lợi là thị trường rộng lớn, cơ sở hạ tầng phát triển toàn diện, thì Đồng Nai có vị trí liền kề, bằng phẳng.

Để tăng năng lực cạnh tranh cho quốc gia và khu vực, cần đẩy mạnh thêm phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải.

Hình 3: Để tăng năng lực cạnh tranh cho quốc gia và khu vực, cần đẩy mạnh thêm phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải.

Xem thêm: Tiềm năng sân bay Long Thành sau khi hoàn thành

Mở rộng thành phố HCM trong tương lai càng giúp cho doanh nghiệp tiếp cận tới nguồn lực lao động, nguồn kinh tế lớn nhất trong cả nước.

Lịch sử phát triển 30 năm qua của Đồng Nai đã giúp cho tỉnh trở thành địa bàn phát triển công nghiệp mạnh mẽ. Lợi thế địa hình bằng phẳng, sự kết nối liên tỉnh đã khiến Đồng Nai bứt phá trở thành những tỉnh đi đầu về kinh tế công nghiệp.

Đồng Nai cũng là tỉnh thành có tốc độ công nghiệp hóa cao so với Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu. Song song với đó là việc phát triển hạ tầng giao thông chính là phương án phù hợp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài đến với Đồng Nai.

Thay vì tiến thẳng vào thị trường trực diện như khu vực Tp. HCM, thì DN lựa chọn các tỉnh lân cận như Đồng Nai sẽ giúp giải quyết bài toán về chi phí. Vì lợi thế so với Tp. HCM hoàn toàn không kém, và có phần cao hơn nhờ lợi thế chi phí giá. 

Điểm đến KCN Lộc An Bình Sơn, Long Thành Đồng Nai.

Hiện nay, KCN Lộc An Bình Sơn có tốc độ phủ nhà máy nhanh chóng, tỷ lệ phủ ~70%. Các ngành nghề đa dạng tại KCN: sản xuất hóa mỹ phẩm, dệt may, lắp ráp, ..... Nằm liền kề với khu dân cư Lộc An Bình Sơn, đây cũng là khu tái định cư cho dự án sân bay Quốc tế Long Thành Đồng Nai..

Khu dân cư dự kiến thu hút khoảng 30.000 hộ dân sinh sống, tạo nguồn lực lao động địa phương cho KCN. 

Cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành đến năm 2025 sẽ đi vào hoạt động nên hệ thống giao thông kết nối với sân bay cũng sẽ phải hoàn tất để đồng bộ.

Giao thông tại khu vực sân bay Long Thành Đồng Nai

Hình 4: Giao thông tại khu vực sân bay Long Thành Đồng Nai

Xem thêm: Dự án sân bay Long Thành Đồng nai

Hai tuyến giao thông số 1 và 2 kết nối với sân bay Long Thành đang được thực hiện các thủ tục để chuẩn bị đầu tư.

Đăc biệt, tuyến đường số 1 kết nối với 3 tuyến giao thông rất quan trọng, song việc thiết kế nút giao của tuyến đang còn chưa hợp lý.

Vị trí sân bay Long Thành có thể xem như đang kẹp giữa hai KCN Lộc An Bình Sơn và KCN Nhơn Trạch.

Kết nối giữa Tp. HCM với sân bay là tuyến cao tốc Long Thành Dầu Giây. Giúp hoàn chỉnh các tuyến giao thông cho KCN Lộc An Bình Sơn. 

 

prev_doitac next_doitac