Hàng hóa công nghệ cao duy trì vị trí số 2 trong bảng hàng hóa chủ lực xuất khẩu

Các mặt hàng công nghệ cao, linh kiện điện tử duy trì vị trí top trong nhóm hàng xuất khẩu chủ lực tại VN trong 4 tháng đầu năm 2021. 
Mặc dù những khó khăn về dịch vừa qua, nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng điện tử và linh kiện điện tử vẫn duy trì vị trí thứ 2 trong nhóm hàng xuất khẩu VN từ năm 2019 đến nay. 

Hàng hóa xuất khẩu công nghệ cao của VN trong 2 năm gần đây duy trì mức tăng trưởng tốt

Hình 1: Hàng hóa xuất khẩu công nghệ cao của VN trong 2 năm gần đây duy trì mức tăng trưởng tốt.

Xem thêm: Tại sao doanh nghiệp FDI ít đầu tư vào Việt Nam 

Thống kê hàng hóa điện tử trong xuất khẩu

  • Năm 2010 - nhóm hàng điện tử đạt 3.6 tỷ USD, chiếm 5% tổng kim ngạch xuất khẩu.

  • Năm 2011: 29.%

  • 2015: 36.5%
  • 2018: 12.5%
  • 2019: 22.8%
  • 2020: 22.8%.

Năm 2019, tốc độ tăng trưởng và xuất khẩu vượt qua ngành dệt may để về vị trí thứ 2 trong nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ 2 VN. Năm 2020 vừa qua, có thể nói là một năm vô cùng khó khăn khi toàn thế giới gánh chịu đại dịch covid19. Nhưng bằng những nổ lực của nhà nước và toàn dân; nhóm hàng điện tử và linh kiện điện tử vẫn ổn định và phát triển. Dự kiến giá trị xuất khẩu năm nay vẫn tiếp tục tăng, đạt 44.6 tỷ USD, chiếm 15.8% tổng kim ngạch xuất khẩu.

So sánh trong danh mục hàng hóa xuất khẩu, dệt may đã nhường vị trí cho mặt hàng linh kiện điện tử, công nghệ cao

Hình 2: Ngành hàng dệt may nhường vị trí thứ 2 cho ngành hàng linh kiện điện tử trong 2 năm qua. 

Ngành hàng dệt may, điện tử, máy tính, linh kiện điện tử trong danh sách hàng hóa xuất khẩu

Nếu so sánh cùng kỳ 2021 với các năm trước, tỷ lệ tăng hoàn toàn không hề cao. Tuy nhiên, trong 4 tháng đầu năm 2021, với 19 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 84.5% tổng kim ngạch xuất khẩu.

5 nhóm ngành xuất khẩu trên 5 tỷ USD chiếm gần 60%:

  • Điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu: 18.4 tỷ USD
  • Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 12 tỷ USD
  • Hàng dệt may đạt 9,5 tỷ USD;
  • Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 15,9 tỷ USD;
  • Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 12 tỷ USD;
  • Hàng dệt may đạt 9,5 tỷ USD;
  • Giày dép đạt 6,4 tỷ USD.

Với kết quả trên, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tiếp tục giữ vững vị trí là nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (sau điện thoại và linh kiện). Chiếm tỷ trọng 15,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước trong 4 tháng đầu năm 2021.

Đối với ngành hàng xuất khẩu chủ lực như linh kiện điện tử, nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ phù hợp

Hình 3: Không chỉ tìm thấy cơ hội phát triển trong đợt dịch bệnh từ 2020, những cơ hội tăng trưởng còn nhờ vào các chính sách của nhà nước. 

Các thị trường xuất khẩu hàng hóa:

  • Hàn Quốc ước tính tăng 60,6%, đạt 850 triệu USD;
  • ASEAN tăng 55,5%, đạt 520 triệu USD;
  • Hoa Kỳ tăng 41,8%, đạt 2,6 tỷ USD;
  • EU tăng 39,2%, đạt 1,4 tỷ USD.

Trong bối cảnh hiện nay, duy trì phát triển chiến lược kinh tế từng ngành là song song với quá trình phòng chống dịch; nhưng vẫn tiếp tục phát triển sản phẩm cốt lõi, có tính đột phá cao. Với kế hoạch phát triển dài hạn trong những năm tới, ngành công nghệ - điện tử sẽ luôn được quan tâm, hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp trong phân khúc này.

Xem thêm: KCN Lộc An Bình Sơn và lợi thế cạnh tranh

Chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nhà nước

  • Thúc đẩy các chương trình ưu đãi đầu tư, hỗ trợ cho xúc tiến thương mại, phát triển sản phẩm, sản xuất thử nghiệm sản phẩm hay các dự án.
  • Tối ưu trong hoàn thiện chính sách về ưu đãi đầu tư, pháp luật, hay quy trình kinh doanh.
  • Duy trì đà tăng trưởng phát triển trong tương lai tiến tới để có thể tăng độ cạnh tranh đối với các quốc gia trong cùng khu vực.
  • Đối với mỗi tỉnh thành sẽ có những phương án phù hợp, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp. Và ở mỗi tỉnh thành sẽ có những ngành nghề phù hợp khác nhau.

Tỉnh Đồng Nai trong chiến lược đẩy mạnh các ngành hàng hóa xuất khẩu

Đối với Đồng Nai - Đẩy nhanh tiến độ phát triển cho sân bay Long Thành Đồng Nai.

Đây là chỉ thị làm việc của khu vực tỉnh Đồng nai. Bằng việc xúc tiến nhanh việc xây dựng sân bay Long Thành sẽ giúp cho giải quyết bài toán về xây dựng vận tải, giảm bớt gánh nặng cho sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Tăng cường khả năng cạnh tranh, và giảm tải gánh nặng giao thông cho tp. HCM.

Song song với đó là tạo điều kiện phát triển mở rộng cho khu vực Đông Nam Bộ.

Tiếp tục duy trì mặt hàng công nghệ cao, điện tử với đà phát triển theo tốc độ như hiện nay. Thì chúng ta có thể vững tin vào tương lai không xa, nhóm hàng điện tử, máy vi tính và linh kiện trở thành nhóm hàng có giá trị xuất khẩu dẫn đầu là điều chắc chắn.

Xem thêm: Đồng Nai đẩy mạnh cho phát triển sân bay Long Thành. 

prev_doitac next_doitac