Doanh nghiệp công nghiệp dệt may khó hưởng lợi từ hiệp định EVFTA

Từ tháng 8/2020 vừa qua, hiệp định EVFTA đã có hiệu lực tại Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp dệt may toàn cầu vẫn gặp khó khăn khi chưa thực sự được hưởng từ ưu đãi của hiệp định này.

Quy định của EVFTA ảnh hưởng đến công nghiệp dệt may

Với lộ trình giảm thuế dần về 0% từ 5-7 năm cho các ngành nghề xuất khẩu từ Việt Nam sang EU,  mặc dù có hiệu lực từ từ 1/8/2020 vừa qua. Nhưng theo lộ trình, các DN dệt may phải đến tháng 8/2021 mới bắt đầu được ưu đãi thuế từ hiệp định EVFTA.

Ngành công nghiệp dệt may sẽ không nhận được quá nhiều ưu đãi từ EVFTA

Hình 1: Công nghiệp dệt may xuất khẩu của Việt Nam có thể gặp khó khăn bởi các quy định của EVFTA

Lý giải nguyên nhân ảnh hưởng đến công nghiệp dệt may:

  • Thiếu hụt nguyên vật liệu: Hiện tại, nguồn cung cấp chủ yếu cho dệt may Việt nam vẫn đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
  • Đối với sản phẩm làm từ nguyên vật liệu, hàng phụ trợ nhập khẩu cho dệt may thì chúng ta vẫn bị đánh thuế như thông thường.
  • Tỷ lệ nhập khẩu nguyên vật liệu khoảng 6-70% nguyên liệu sản xuất.
  • Trong vòng 2 năm đầu từ khi EVFTA có hiệu lực, doanh nghiệp sẽ chịu thuế giảm theo EVFTA hoặc GSP. Tuy nhiên, năm thứ 3 trở đi, DN vẫn không thể đáp ứng được quy định xuất xứ hàng hóa của EVFTA; thì mức thuế phải chịu là từ 12% - theo MFN.
  • Như vậy, nếu Việt Nam không nhanh chóng trong quá trình thay đổi nguồn cung NVL, thì nổ lực trong ngành dệt may có thể xem như "muối bỏ bể".

Thêm vào đó, miễn thuế so với chi phí nguồn cung nguyên vật liệu của các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc không quá hấp dẫn. Lượng hàng cung cấp lớn, sẵn có, thời gian giao hàng nhanh chóng, chi phí lại có giá rẻ hơn 10-40% so với CP NVL trong nước.

Vì vậy, nhiều doanh nghiệp chấp nhận chịu mức thuế như cao hơn hiệp định EVFTA và nhập khẩu nguyên vật liệu từ Trung Quốc.

Công nghiệp dệt may Việt Nam phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu từ TQ là điều đáng lo ngại

Hình 2: Công nghiệp dệt may Việt Nam phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu từ TQ là điều đáng lo ngại

Xem thêm: Chi phí thuê nhà xưởng xây sẵn cho doanh nghiệp công nghiệp nhẹ. 

Biện pháp lâu dài để đẩy mạnh công nghiệp dệt may

Về lâu dài, thế mạnh nguồn nguyên vật liệu tự cung tự cấp sẽ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp hơn. Việc chỉ tập trung nguyên vật liệu từ một nguồn là Trung Quốc dễ dàng dẫn đến những khó khăn khi đối tác nảy sinh vấn đề khi cung cấp nguồn hàng.

Chính trong khoảng thời gian dịch bệnh vừa qua, nhiều doanh nghiệp nước ngoài sản xuất tại Trung Quốc đã phải tìm kiếm những NCC ở quốc gia khác. Tránh việc bị động nguồn cung trong quá trình sản xuất.

Chính vì vậy, để đạt được khả năng tối ưu về thuế quan, chủ động hơn trong nguồn hàng. Các DN nên chú trọng đa dạng hóa nguồn hàng trong nước.

Bên cạnh đó, các chính sách khuyến khích phát triển nguồn cung cấp NVL tại địa phương, các nguồn hàng phụ trợ, vừa làm tăng trưởng kinh tế.

Đảm bảo được quá trình phát triển, cần sự phối hợp của cả doanh nghiệp dệt may và nhà nước. 

Hình 3: Đảm bảo được quá trình phát triển, cần sự phối hợp của cả doanh nghiệp và nhà nước. 

Ưu thế của KCN Lộc An Bình Sơn trong phát triển công nghiệp dệt may

KCN Lộc An Bình Sơn thành lập từ năm 2010, tới nay, độ phủ của KCN lên tới 70%, và đa dạng ngành nghề. Các ngành nghề tập trung chính là:

  • Công nghiệp nhẹ
  • May mặc
  • Chế biến thực phẩm
  • Công nghiệp phụ trợ
  • Lắp ráp

Vị trí chiến lược của KCN Lộc An Bình Sơn nằm liền kề Sân bay Quốc tế Long Thành, Đồng Nai. Kể từ khi thành lập, ban quản lý KCN Lộc An Bình Sơn đã quyết tâm đưa KCN trở thành vị trí chiến lược phát triển trọng điểm. Tập trung chính vào các ngành nghề phụ trợ, tạo ra giá trị cao, và hỗ trợ cho quá trình xây dựng sân bay Long Thành.

KCN Lộc An Bình Sơn - vị trí phù hợp cho doanh nghiệp dệt may công nghiệp xuất khẩu.

Hình 4: KCN Lộc An Bình Sơn là địa điểm lý tưởng cho các doanh nghiệp dệt may công nghiệp.

Xem thêm: Vị trí chiến lược của KCN Lộc An Bình Sơn. 

KCN Lộc An Bình Sơn phù hợp cho nhà xưởng may công nghiệp

Từ sau đại dịch Covid19 tới nay, các doanh nghiệp lớn mong muốn tìm kiếm những địa điểm sản xuất khác, tránh việc "trăm trứng một rổ". Vì "công xưởng của thế giới" là Trung Quốc gặp vấn đề, khiến toàn bộ chuỗi cung ứng hàng hóa trên thị trường gặp trục trặc. Nếu doanh nghiệp tiếp tục ôm tâm lý sử dụng hàng nhập khẩu, và không đa dạng nguồn hàng, điều này dễ khiến DN Việt Nam rơi vào thế bí.

KCN Lộc An Bình Sơn với vị trí chiến lược, được sự ưu đãi của nhà nước trong việc miễn giảm thuế khi đặt xưởng sản xuất tại đây. 

Xem thêm: Chuỗi nhà xưởng cho thuê tại KCN Lộc An Bình Sơn cho doanh nghiệp dệt may. 

prev_doitac next_doitac