Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2022 phát triển nhanh nhiều ngành

Tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 phát triển nhanh trở lại ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.

Một số ngành đã có mức tăng cao hơn trước khi dịch Covid-19 xuất hiện như: Công nghiệp chế biến, chế tạo; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; xuất khẩu hàng hóa…

TÌnh hình sản xuất kinh tế xã hội Việt Nam 2022

Mặc dù các quốc gia khác hiện vẫn đang gặp vấn đề đối với dịch bệnh, hoặc chậm chạp quay trở lại sản xuất. Thì VN hiện vẫn đang trên đà tăng trưởng với những kết quả tưởng đối khả quan, tích cực.

Nền kinh tế đạt mức tăng trưởng 6,42%, đây là mức tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực và trên thế giới; kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp.

Cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng và xuất khẩu tăng cao.

Hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2022.

Một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu 6 tháng năm 2022 như sau:

         – Tổng sản phẩm trong nước (GDP): + 6,42%

         – Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): + 8,7%

         – Số doanh nghiệp thành lập mới: 76.233 doanh nghiệp

         – Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: + 11,7%

         – Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội: + 9,6%

         – Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa: + 17,3%

         – Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa: + 15,5%

         – Xuất siêu: 710 triệu USD

         – Khách quốc tế đến Việt Nam: +582,2%

         – Chỉ số giá tiêu dùng bình quân: + 2,44%

         – Lạm phát cơ bản: + 1,25%

Hiện tại, các vấn đề Việt Nam phải đối mắt trong thời gian tới do tác động từ bên ngoài. Đối với tình hình chính trị nhiều bất ổn và thách thức đến từ việc tăng trưởng chậm của thế giới. Hay các tác động  ứt gãy chuỗi cung ứng, giá hàng hóa thiết yếu tăng cao, lạm phát cao trên toàn cầu, dịch Covid-19 ở các quốc gia khác.

Những vấn đề này dự báo sẽ ảnh hưởng trực tiếp vào quý III và IV trên tình hình chung cả cả nước.

Quá trình tiêm ngừa mũi 4 vẫn được thực hiện trên cả nước, và mở rộng độ tuổi tiêm ngừa. Điều này giúp VN kịp thời ngăn chặn và ứng phó với các biến thể mới, tạo cộng đồng miễn dịch.

Các dự án đầu tư phục hồi và phát triển kinh tế, giải ngân các dự án đầu tư trọng điểm, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng. Giải quyết các tồn đọng do dự án treo.

Phát triển sản xuất trong nước được chú trọng đảy mạnh. Việc quy hoạch các vùng nguyên liệu thô cũng cần được chú trọng để khai thác được tối đa nguồn lực.

Kết nối ngoại thương, đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu, thuận lợi cho phát triển sản xuất các ngành nghề nông nghiệp. Với thị trường mục tiêu chiến lực, tiềm năng.

Tốc độ tăng GDP quý II so với cùng kỳ năm trước các năm 2011-2022 lần lượt là:

2017 6,71%;
2018 7,18%;
2019 7,1%;
2020 0,52%;
2021 6,73%;
2022 7,72%.

 

Tổng cục Thống Kê.

===//===

prev_doitac next_doitac