Khu công nghiệp chế xuất tại Đồng Nai

Các khu công nghiệp chế xuất đóng vai trò quan trọng vào phát triển kinh tế toàn tỉnh Đồng Nai. Vậy vai trò của khu công nghiệp chế xuất là gì?
Khu công nghiệp chế xuất tại Đồng Nai

Nhà xưởng khu chế xuất là làm gì?

Nhằm mục đích tăng trưởng phát triển công nghiệp các khu công nghiệp và chế xuất tại Việt Nam được thành lập từ vài chục năm gần đây. Điều này đã thúc đẩy cho việc phát triển kinh tế và đạt nhiều thành tựu.

Việc thành lập các khu chế xuất sẽ tăng việc thu hút nhân lực về khu vực địa phương để hoạt động.

Thêm vào đó, việc mở rộng các khu chế xuất góp phần thu hút lực lượng doanh nghiệp FDI đầu tư. Các ngành dịch vụ mở rộng khác, đóng góp đầu tư hạ tầng khu vực.

Vậy khu công nghiệp chế xuất hay còn gọi là khu chế xuất. Điểm khác biệt với các khu công nghiệp khác chính là tập trung chế biến sản xuất và xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Các doanh nghiệp tập trung cho sản phẩm để xuất khẩu, hoặc hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu.

Sản xuất trong khu chế xuất nhận được ưu đãi gì?

Nhận được các ưu đãi về thuế quan xuất nhập khẩu, ưu đãi trong chi phí giá thuê mặt bằng sản xuất.

Đặc biệt, việc tận dụng được khoảng thời gian và công sức cho vấn đề xây dựng nhà xưởng giúp tiết kiệm chi phí thường sẽ là phương án được chú ý lựa chọn hàng đầu.

Vị trí và ranh giới khu chế xuất được quy định sẵn, đầu tư cơ sở hạ tầng, nội khu tách biệt với khu dân cư.

Tuy khu chế xuất tách rời với khu dân cư, nhưng iệc tập trung khu chế xuất sẽ thu hút người lao động vùng. Từ đó giải quyết kinh tế, nạn thất nghiệp cho người lao động.

Các ưu đãi dành cho doanh nghiệp trong khu chế xuất

Các doanh nghiệp khi thực hiện sản xuất trong khu chế xuất sẽ nhận được các ưu đãi như sau:

  • Miễn thuế thu nhập DN trong 2 năm đầu, 50% trong 4 năm tiếp theo (Kể từ khi quyết định thành lập dự án)
  • Miễn chi phí thuế đất: 7 năm
  • Giá cả thuê mướn mặt bằng sản xuất được ưu đãi.
  • Ưu đãi khi nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất.
  • Ưu tiên khi làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu.
  • Các hạ tầng trong khu chỉ phục vụ cho các doanh nghiệp chế xuất.

Quá trình mở rộng khu chế xuất là phương án giúp nâng cao giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa. Từ việc mở rộng sản xuất, giải quyết vấn đề công việc cho người lao động, phát triển thị trường.

Các ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư trong khu công nghiệp chế xuất  

- Nghiên cứu khoa học – phát triển công nghệ.

- Ứng dụng công nghệ cao – đầu tư phát triển các lĩnh vực công nghệ cao.

- Đầu tư phát triển hạ tầng: nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước, đường sá, cảng hàng không, ….

- Lĩnh vực phát triển phần mềm, năng lượng tái tạo

- Công nghệ sinh học,.

- ….

Danh sách các khu công nghiệp tại Đồng Nai:

1. KCN Lộc An - Bình Sơn

2. KCN Dầu Giây

3. KCN Giang Điền

4. KCN Long Khánh

5. KCN Ông Kèo

6. KCN AGTEX Long Bình

7. KCN Tân Phú

8. KCN Bàu Xéo

9. KCN Thạnh Phú

10. KCN Xuân Lộc

11. KCN Nhơn Trạch II - Lộc Khang

12. KCN Nhơn Trạch II - Nhơn Phú

13. KCN Nhơn Trạch VI

14. KCN Long Đức

15. KCN An Phước

16. KCN Long Thành

17. KCN Nhơn Trạch V

18. KCN Tam Phước

19. KCN Dệt may Nhơn Trạch

20. KCN Biên Hòa I

21. KCN Sông Mây

22. KCN Nhơn Trạch I

23. KCN Nhơn Trạch II

24. KCN Nhơn Trạch III

25. KCN Long Bình (Loteco)

26. KCN Biên Hòa II

27. KCN Amata

28. KCN Gò Dầu

29. KCN Hố Nai

30. KCN Suối Tre

31. KCN Định Quán

32. KCNC Long Thành

prev_doitac next_doitac